Thủ tục khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam
Ngày đăng: 01-06-2021
2,155 lượt xem
Khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam
Khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 về quản lý phân bón.
I. Nguyên tắc về khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam
1. Phân bón phải khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành ở Việt nam trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều này,
2. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm:
a) Phân bón hữu cơ sử dụng bón rễ gồm: i) Phân bón hữu cơ là phân bón trong thành phần chất chính chỉ có chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ; ii) Phân bón hữu cơ truyền thống là phân bón có nguồn gốc từ chất thải động vật, phụ phẩm cây trồng, các loại thực vật hoặc chất thải hữu cơ sinh hoạt khác được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống.
b) Phân bón đơn, phân bón phức hợp dưới đây sử dụng bón rễ mà trong thành phần không bổ sung các chất tăng hiệu suất sử dụng, chất cải tạo đất, vi sinh vật, chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng hay các chất làm thay đổi tính chất, công dụng, hiệu quả sử dụng phân bón;
- Phân bón đơn là phân bón trong thành phần chất chính chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng;
- Phân bón phức hợp là phân bón trong thành phần chất chính có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học;
c) Phân bón là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh được công nhận là tiến bộ kỹ thuật.
3. Phân bón phải khảo nghiệm cả diện rộng và diện hẹp; khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết thúc khảo nghiệm diện hẹp.
4. Việc khảo nghiệm phân bón phải thực hiện tại tổ chức được công nhận đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm.
5. Việc khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam. Trong thời gian chưa có Tiêu chuẩn quốc gia tương ứng, việc khảo nghiệm thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II và báo cáo kết quả khảo nghiệm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/ND9-CP.
6. Lượng phân bón được phép sản xuất, nhập khẩu để khảo nghiệm được xác định dựa trên liều lượng bón cho từng loại cây trồng và diện tích khảo nghiệm thực tế nhưng không được vượt quá lượng sử dụng cho 10 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng hàng năm và 20 héc ta đối với khảo nghiệm cây trồng lâu năm.
II. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam
1. Nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ theo một trong các hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc qua Cổng thông tin điện tử đến Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm phân bón lưu hành ở Việt Nam
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/ND9-CP;
b) Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/ND9-CP;
c) Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/ND9-CP.
3. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/ND9-CP; trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
CÔNG TY LUẬT TNHH LAWYER VIỆT NAM
Gửi bình luận của bạn