Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam hiệu lực từ ngày 22/3/2020

Ngày đăng: 27-06-2021

2,277 lượt xem

Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam

Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam

 

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam được điều chỉnh theo Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 và  17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Sau đây gọi là Nghị định 116).

I.Quy định chung về giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam:

1. Chỉ doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam.

2. Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đáp ứng các điều kiện và được cấp. Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116.

3. Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô tại Nghị định 116 và các văn bản pháp luật có liên quan.

II. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam:

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116.

2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

III. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam

1. Bộ Công Thương Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam (Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116): 01 bản chính;

b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

c) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô quy định tại Điều 15 Nghị định 116, cụ thể:
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định 116: 01 bản sao.
- Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Mục II nêu trê đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.

3. Trình tự cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam:

a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;

b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương Việt Nam có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương Việt Nam xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp (Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116).

Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương Việt Nam thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định 116. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương Việt Nam xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương Việt Nam trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

d) Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.

Mọi thông tin về giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô ở Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi, Nhấn đây.

CÔNG TY LUẬT TNHH LAWYER VIỆT NAM

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload