Ngừng cho vay tuần hoàn ở Việt Nam

Ngừng cho vay tuần hoàn (rollover loan) ở Việt Nam theo Công văn số 7059/NHNN-TTGSNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày đăng: 30-09-2014

16,872 lượt xem

Ngừng cho vay tuần hoàn ở Việt NamCho vay tuần hoàn (rollover loan) là khoản vay mà ngân hàng cho phép người vay, sau một thời gian vay cụ thể, được tiếp tục nợ tiền vay sau ngày trả nợ khoản vay mà người vay đồng ý trả lãi suất ở mức cụ thể, và phải trả lại tiền vay tại một thời gian cụ thể.

Ngày 26 Tháng 9 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Công văn số 7059/NHNN-TTGSNH có một số ý kiến liên quan đến ngừng cho vay tuần hoàn (rollover loan) của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng thỏa thuận thời hạn cho vay phù hợp với Khoản 2 Điều 3 và Điều 10 quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Ghi chú:
 - Khoản 2 Điều 3.Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
 - Điều 10. Thời hạn cho vay
 Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn  cho vay của tổ chức tín dụng để thoả thuận về thời hạn cho vay. Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

2. Thực hiện thu toàn bộ nợ gốc và lãi khi đến hạn theo thoả thuận trong hợp đồng vay đã ký giữa tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng, không cho vay tuần hoàn toàn bộ hoặc một phần nợ gốc.

3. Trường hợp khoản vay tuần hoàn đã thực hiện, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thỏa thuận với khách hàng để điều chỉnh hợp đồng đảm bảo phù hợp với quy định nêu tại điểm 1, 2 nêu trên.

Tương tự, một số ngân hàng thường gia hạn thời hạn cho vay với thời hạn mới vào ngày đáo hạn bằng thỏa thuận gia hạn cho vay. Việc gia hạn này có vẻ tương tự như là một khoản vay tuần hoàn được đề cập bởi Công văn này, Ngân hàng sẽ thu đầy đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn theo thoả thuận trong hợp đồng cho vay, không gia hạn thời hạn cho vay với thời hạn cho vay mới.

 Trường hợp khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng. Toàn bộ số dư nợ vay gốc của khách hàng có khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được phân loại vào các nhóm nợ thích hợp theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Điều 22 của Quyết định số 1627 / QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Ngày 11 tháng 6 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn 3470/NHNN-TTGSNH, trong đó các ngân hàng được phép để tiến hành ký kết hợp đồng cho tuần hoàn (rollover)  cho đến khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định mới về cho vay của ngân hàng cho khách hàng.

Như vậy, kể từ ngày ký văn nêu trên, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải ngừng cho vay tuần hoàn nữa (rollover loan) theo quy định nêu trên.

Lawyervn.net

Bình luận (4)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
  • kiwi (11-11-2014) Trả lời
    Công văn 7059 không đưa ra định nghĩa về phương thức "cho vay tuần hoàn", cho tôi hỏi ở các văn bản pháp luật khác có nêu định nghĩa về phương thức này không? Bởi vì theo tôi nghĩ nếu NHNN không cho TCTD gia hạn thời hạn vay khi khoản vay đến hạn thì khách hàng vay vốn sẽ phải chịu lãi phạt, lãi quá hạn rất cao. Tôi cảm ơn.
    • Hoàng Đức Phú (14-11-2014)
      Hiện nay, các văn bản NHNN không có định nghĩa "cho vay tuần hoàn" theo CV 7059. Phương thức cho vay tuần hoàn hay còn gọi là cho vay tái tục rất phổ biến ở các nước gọi là "rollover loan". Dự thảo Thông tư cho vay thay thế Quyết định 1627 đã xuất hiện khái niệm này. CV 7059 không cấm gia hạn, nhưng khi gia hạn thì phải xếp hạng vào nhóm nợ phù hợp. trong khi đó cho vay tuần hoàn thì vẫn giữ nguyên nhóm nợ. CV 7059 là giải pháp tạm thời. Dự thảo quy chế cho vay mới đã xuất hiện phương thức cho vay này rồi.
  • MaryRose (02-10-2014) Trả lời
    Việc ngừng hoạt động roll over tại các ngân hàng thương mại trong bối cảnh nợ xấu đang ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng là một biện pháp tốt của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, tôi không rõ về bản chất roll over như được đề cập ở trên và interest resetring có gì khác nhau về bản chất ko? Xin cảm ơn.
    • Hoang Duc Phu (02-10-2014)
      Roll over và interest reseting hoàn toàn khác nhau. Roll over thực hiện theo thời hạn vay, còn interest reseting thực hiện theo kỳ hạn lãi suất (interest period). Khi roll over có thể thực hiện interest reseting. Nếu kỳ hạn lãi suất và thời hạn vay bằng nhau thì cả hai gần như giống nhau. Interest reseting có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc do ngân hàng quyết định, nhưng thời hạn vay thì phụ thuộc vào chu kỳ luân chuyển vốn, khả năng trả nợ của người vay.