Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở theo quy định pháp luật.

Ngày đăng: 01-12-2015

5,117 lượt xem

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất bao gồm các giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở bao gồm mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở được hướng dẫn theo Công văn số 4233/BTP-BTTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thẩm quyền về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở.

Công chứng hay chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở là hình thức bắt buộc theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:

- Luật đất đai năm 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản 3 Điều 167 của Luật này;
- Luật nhà ở năm 2014 quy định trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực;

Theo các quy định của Luật đất đai, Luật nhà ở nêu trên, các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở được lựa chọn công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc công chứng được thực hiện theo thủ tục quy định tại Luật công chứng năm 2014. Việc chứng thực được thực hiện theo thủ tục quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Công chứng và chứng thực là hai việc khác nhau. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Công chứng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung của hợp đồng, giao dịch, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình, bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong quá trình hành nghề công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Chứng thực là việc là việc Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; người yêu cầu chứng thực phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
Việc quyết định việc lựa chọn công chứng hoặc chứng thực giao dịch về quyền sử dụng đất, nhà ở phụ thuộc vào nhu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của các bên.

Lawyervn.net – Luật sư Việt Nam

Bài viết liên quan:

- Quy trình thủ thục về bất động sản và nhà ở

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload