Thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Ngày đăng: 14-08-2022

1,363 lượt xem

Thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam là loại hình doanh nghiệp có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. Hiên nay, mô hình như quỹ xã hội hay quỹ từ thiện chỉ áp dụng cho sáng lập viên là cá nhân, tổ chức Việt Nam, nên mô hình doanh nghiệp xã hội là mô hình tối ưu cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài cũng giống như thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông thường tại Việt Nam, bao gồm các bước sau:

1. Đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư mới theo quy định của Luật đầu tư. Trường hợp đã có dự áp đầu tư đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thì nhà đầu tư có thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng phần góp vốn hoặc dự án đầu tư theo quy định luật đầu tư.
2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định Luật doanh nghiệp.


1. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo mẫu;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

2 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Doanh nghiệp xã hội cũng giống như doanh nghiệp thông thường gồm các loại hình sau:
1) Công ty TNHH một thành viên.
2) Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
3) Công ty cổ phần

Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ có hồ sơ tương ứng từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có hồ sơ riêng gồm Bản cam kết mục tiêu môi trường xã hội, trong đó:
a. Miêu tả các vấn đề bất cập về xã hội, môi trường mà doanh nghiệp mong muốn giải quyết thông qua các hoạt động kinh doanh,
b. miêu tả cách thức, phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp dự kiến tiến hành, như: sản phẩm, dịch vụ là gì, doanh thu đến từ đâu? Có thể nêu các chỉ số kinh tế, xã hội, môi trường (định tính/định lượng) dự kiến đạt được? Nêu nhóm đối tượng hưởng lợi. Lý giải tại sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như miêu tả tại mục a ở trên.
c. Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm Mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường: Có thời hạn cụ thể hoặc không có thời hạn
d. Mức lợi nhuận hằng năm doanh nghiệp giữ lại để tái đầu tư cho các Mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký (Doanh nghiệp phải xác định mức lợi nhuận giữ lại hằng năm từ 51% đến 100% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp).

Công ty Luật TNHH Lawyer Việt Nam

Bài viết liên quan:
- Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam, Nhấn đây

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload