Các trường hợp người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam

Năm trường hợp người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam

Ngày đăng: 28-10-2017

3,355 lượt xem

Các trường hợp người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam

Các trường hợp người nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam

1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.

2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.

3. Thời hạn người nước ngoài tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam không quá 03 năm và có thể gia hạn.

4. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài

a. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 nêu trên.
b. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 nêu trên.
c. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 nêu trên  trong trường hợp sau đây:
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
- Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
d. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 nêu trên.
e. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
f. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
g. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Nguồn: Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại việt nam số 47/2014/qh13 ngày 16 tháng 06 năm 2014.

Các thông tin về các trường hợp người nước ngoài hoãn xuất cảnh Việt Nam, vui lòng liên hệ chúng tôi.

Công ty Luật TNHH LAWYER Việt Nam

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
  • Diane April (28-03-2023) Trả lời
    Hello Sir. I would like to ask more about lifted suspension to exit. I would really appreciate it to get a reply from you. Thanks.