Thủ tục cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành

Thủ tục cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành tại Sở Lao động- Thương Bình Xã hội

Ngày đăng: 16-03-2014

4,488 lượt xem

 Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo tổ chức, doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc tổ chức, doanh nghiệp đó; giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác.

Thủ tục cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành

Thủ tục cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành

 Thủ tục cấp phép lao động đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành không thuộc đối tượng được miễn giấy phép lao động tại Sở Lao động- Thương Bình Xã hội gồm các bước sau:

 1. Báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành (hoặc báo cáo giải trình điều chỉnh):

 Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động dự kiến tuyển người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và phải báo cáo giải trình theo về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc và nộp trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo Mẫu số 1 (Tài về).
Người sử dụng lao động đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo Mẫu số 2 (Tải về).

2. Thông báo chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành

 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới từng người sử dụng lao động theo Mẫu số 3 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài của người sử dụng lao động.

3. Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động Thương Binh và Xã hội.

 Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức là nhà quản lý, giám đốc điều hành

 3.1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 6 (Tải về).

 3.2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài  hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế tại 4 bệnh viện được phép gồm 115, Thống Nhất,  Chợ Rẫy và Vạn Hạnh (Bản chính hoặc bản sao chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt nếu là Tiếng nước ngoài).

 3.3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ (Bản chính hoặc bản sao chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt nếu là Tiếng nước ngoài):

  3.3.1. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

  3.3.2. Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

 3.4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành (Bản chính hoặc bản sao chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt nếu là Tiếng nước ngoài):
 Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành thì phải có một trong các giấy tờ sau:

  3.4.1. Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành gồm: giấy phép lao động hoặc hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm có xác định người lao động nước ngoài đó đã làm việc ở vị trí quản lý, giám đốc điều hành;

  3.4.2. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài đó đã từng làm việc xác nhận.

 3.5. Thông báo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về vị trí công việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc nhà quản lý, giám đốc điều hành không tuyển được người lao động Việt Nam.

 3.6. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

 3.7. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

 3.8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

 Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó (Bản chính hoặc bản sao chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch ra Tiếng Việt nếu là Tiếng nước ngoài).

 Văn bản chứng minh là một trong các giấy tờ sau đây:
  - Hợp đồng lao động;
  - Văn bản xác nhận của người sử dụng lao động;
  - Quyết định tuyển dụng người lao động nước ngoài;
  - Giấy chứng nhận nộp thuế hoặc bảo hiểm của người lao động nước ngoài.

4. Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động Thương Binh và Xã hội

 Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài có toàn bộ thời gian làm việc cho người sử dụng lao động hoặc cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động nếu không làm việc tại một tỉnh, thành phố.

5. Cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành.

 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của từng trường hợp cụ thể, nhưng là không quá 02 năm.

6. Ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành.

 Đối với người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức thực hiện hợp đồng lao động, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động không được trái với nội dung ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết và bản sao giấy phép lao động đã được cấp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

Lawyervn.net

Bình luận (1)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
  • Jacques (15-05-2016) Trả lời
    do you guys assist with work permit application? what is the cost involved?