Sáu điểm mới Luật đầu tư 2014

Sáu điểm mới Luật đầu tư 2014 so với Luật đầu tư 2005

Ngày đăng: 24-01-2015

7,334 lượt xem

Sáu điểm mới Luật đầu tư 2014

Sáu điểm mới Luật đầu tư 2014

Luật đầu tư 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 thay thế Luật đầu tư 2005. Có sáu điểm mới  Luật đầu tư 2014 so Luật đầu tư 2005 đáng chú ý như sau:

1. Điểm mới thứ nhất Luật đầu tư 2014

Khái niệm đầu tư kinh doanh được sử dụng thay thế khái niệm đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp. Như vậy, từ khi Luật đầu tư 2014 có hiệu lực thì không còn phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và gián tiếp nữa.

2. Điểm mới thứ hai Luật đầu tư 2014: Giới hạn của các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6).  Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Quy định này là một bước thể chế hóa điều 33 Hiến pháp “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” và được khẳng định trong điều 5 của Luật Đầu tư 2014  quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề mà luật không cấm.

3. Điểm mới thứ ba Luật đầu tư 2014: Liệt kê 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (phụ lục 4).

4. Điểm mới thứ tư Luật đầu tư 2014: Thay đổi thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài (Điều 23):

 Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.
So với Luật đầu tư 2005 thì bất ký nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng phải tiến hành thủ tục đầu tư cho dù tỷ lệ vốn điều lệ lớn hay nhỏ. Đây là điểm mới nhằm nới lọng thủ tục đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. 
Ngoài ra, trước đây trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam dù trên 51% vẫn được xem là doanh nghiệp Việt Nam. Nay theo Luật đầu tư 2014, trường hợp này cần tiến hành thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.

5. Điểm mới thứ năm Luật đầu tư 2014: Đầu tư trong nước và dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc phạm vi quy định tại khoản 4 nêu trên không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. 

6. Điểm mới thứ sáu Luật đầu tư 2014: Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư (điều 37) là năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư; còn đối với các dự án khác là 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ.
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ (Điều 40).
Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật đầu tư 2014 rút ngắn đáng kể so với Luật đầu tư 2005. Tuy nhiên, xét trên thực tế cấp giấy chứng nhận đầu tư hiện hành, nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư đúng thời hạn theo quy định là không dễ dàng.

Lawyervn.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload