Quy định về phân phối rượu ở Việt Nam

Quy định về phân phối rượu ở Việt Nam hiệu lực từ ngày 05/02/2020

Ngày đăng: 01-02-2020

5,627 lượt xem

Quy định về phân phối rượu ở Việt Nam

Quy định về phân phối rượu ở Việt Nam

 

Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).
Rượu không bao gồm: Bia các loại; nước trái cây lên men các loại có độ cồn dưới 5% theo thể tích.

I. Điều kiện phân phối rượu

1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính để kinh doanh rượu thì không cần có xác nhận của thương nhân bán buôn rượu.

3. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài.

II. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu ở Việt Nam

1. Quyền và nghĩa vụ chung của thương nhân phân phối rượu ở Việt Nam:

a) Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;

b) Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp đối với thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ

c) Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.

2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân phân phối rượu ở Việt Nam:

a) Nhập khẩu rượu, mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước và thương nhân phân phối rượu khác theo nội dung ghi trong giấy phép;

b) Bán rượu cho các thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu, thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép;

c) Bán rượu cho thương nhân mua rượu để xuất khẩu;

d) Trực tiếp bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân trên phạm vi địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cấp phép.

III. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu ở Việt Nam

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu ở Việt Nam (01 bộ) bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu theo Mẫu số 01.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

3. Tài liệu về hệ thống phân phối rượu gồm một trong hai loại sau:

a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

4. Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác hoặc nhà cung cấp rượu ở nước ngoài, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của các nhà cung cấp rượu;

b) Trường hợp nhà cung cấp rượu là thương nhân trong nước cần có bản sao Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu.

 

Nguồn: Nghị định 105/2017/NĐ-CP  và  17/2020/NĐ-CP

CÔNG TY LUẬT TNHH LAWYER VIỆT NAM
 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload