Các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân

Các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Ngày đăng: 16-08-2014

9,622 lượt xem

Khi cá nhân có nhà, mặt bằng cho thuê và muốn mua được hóa đơn của cơ quan thuế để giao cho bên thuê nhà thì các nhân có nhà cho thuê phải nộp các loại thuế sau: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân

Các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân

Các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân từ 2014 gồm thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

1.Thuế môn bài : là loại thế đầu tiên trong các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân (Công văn 4367/TCT-CS, Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002):

Bậc thuế môn bài

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

2. Thuế Gía trị gia tăng: là loại thế thứ 2 trong các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân

2.1  Doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng: Đối tượng không chịu thuế (K.12, Đ.3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP), K.25, Đ.4 Thông tư 219/2013/TT-BTC, hiệu lực từ 1/1/2014) 
2.2  Doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau (K.2.b, Đ.8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP), K.2, Đ.13 Thông tư 219/2013/TT-BTC). 

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng.
Bên cho thuê nhà kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Số thuế GTGT phải nộp bằng 5% nhân với doanh thu

3. Thuế thu nhận cá nhân: là loại thế thứ ba trong các loại thuế đối với cho thuê nhà, mặt bằng của cá nhân theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, hiệu lực từ ngày 1/10/2013.

Thuế TNCN phải nộp = [(Doanh thu x 30%) – Các khoản giảm trừ] x thuế suất (%),

trong đó:
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNCN được xác định theo hợp đồng, không phân biệt đã nhận được tiền hay chưa. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
- Việc giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc (nếu có) chỉ được tính 1 lần. Trường hợp người nộp thuế vừa có thu nhập từ cho thuê nhà vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc có thu nhập từ kinh doanh, nếu người nộp thuế đã đăng ký giảm trừ gia cảnh tại nơi trả tiền lương, tiền công hoặc nơi kinh doanh thì tạm thu thuế TNCN từ cho thuê nhà là 10%.

- Thuế suất thuế TNCN áp dụng theo biểu lũy tiến từng phần quy định tại chính sách thuế TNCN hiện hành, cụ thể như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo.

Lawyervn.net

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload