Tăng lương tối thiểu chung 2013 sẽ kéo theo tăng các lợi ích liên quan.

Tăng lương tối thiểu chung 2013 sẽ kéo theo tăng các lợi ích liên quan gồm các khoản trợ cấp theo Luật BHXH, mức đóng BHXH của người có tiền lương cao, mức phí hưởng bảo hiểm y tế, bồn thường tổn thất tình thần, xác lập quyền sở hữu đối với vật tìm được.

Ngày đăng: 25-01-2014

5,750 lượt xem

Lương tối thiểu Việt Nam các năm

Lương tối thiểu Việt Nam các năm

 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định No.66/2013/CP-CP tăng lương tối thiểu  2013 từ  1.050.000 đồng đến 1.100.000 đồng, hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Khi lượng tối thiểu chung tăng thì kéo theo tăng các khoản tiền liên quan như trợ cấp theo Luật BHXH, mức đóng BHXH của người có tiền lương cao gấp 20 lần so với mức lương tối thiểu chung, mức phí hưởng bảo hiểm y tế, bồn thường tổn thất tình thần, Xác lập quyền sở hữu đối với vật được tìm thấy.

1. Lương tối thiểu 2013 tăng kéo theo tăng mức trần đóng BHXH

 Theo quy định tại Khoản 3 Điều 94 Luật BHXH số 71/2006/QH11, mức trần đóng BHXH là 20 tháng lương tối thiểu chung. Tính từ thời điểm Luật BHXH có hiệu lực (1/1/2007) đến nay, đã có 5 lần tăng lương tối thiểu, kéo theo mức trần đóng BHXH lần lượt tăng như sau:

Lần

Thời điểm

Nghị định

Lương tối thiểu/tháng

Mức trần đóng BHXH

1

02/01/2005

203/2004/ND-CP

290.000 đ

5.800.000 đ

2

01/10/2005

118/205/ND-CP

350.000 đ

7.000.000 đ

3

01/01/2006

94/2006/ND-CP

450.000 đ

9.000.000 đ

4

01/01/2008

166/2007/NĐ-CP

540.000 đ

10.800.000 đ

5

01/05/2009

33/2009/NĐ-CP

650.000 đ

13.000.000 đ

6

10/05/2010

28/2010/NĐ-CP

730.000 đ

14.600.000 đ

7

01/05/2011

22/2011/NĐ-CP

830.000 đ

16.600.000 đ

8

01/05/2012

31/2012/NĐ-CP

1.050.000 đ

21.000.000 đ

9

01/07/2013

66/2013/ND-CP

1.150.000 đ

23.000.000 đ

 

2. Lương tối thiểu 2013 tăng kéo theo tăng mức hưởng trợ cấp BHXH

 Hầu hết các chế độ trợ cấp theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 đều căn cứ theo mức lương căn cứ theo mức lương tối thiểu chung. Căn cứ theo mức lương mới 1.150.000 đ/tháng của Nghị định 66/2013/NĐ-CP thì các mức trợ cấp này sẽ được xác định như sau:

Stt

Luật BHXH

Loại trợ cấp

Tỷ lệ hưởng

Số tiền hưởng

1

Điều 34

Trợ cấp sinh con (tiền tả lót)

2 tháng lương

2.300.000 đ

2

Khoản 2 Điều 37

Trợ cấp dưỡng sức tại nhà sau khi sinh (tối đa 15 ngày)

25%/ngày

287.500 đ or 460.000 đ

3

Khoản 2 Điều 26

Trợ cấp dưỡng sức tại nhà sau khi ốm đau (tối đa 15 ngày)

25%/ngày

287.500 đ or 460.000 đ

4

Khoản 2 Điều 42

Trợ cấp một lần do suy giảm 5% khả năng lao động

5 tháng lương

5.750.000 đ

5

Khoản 2 Điều 43

Trợ cấp hằng tháng do suy giảm 31% khả năng lao động

30%/tháng

345.000 đ

6

Điều 46

Trợ cấp phục vụ do suy giảm 81% khả năng lao động đồng thời bị liệt, mù, cụt, tâm thần

100%/tháng

1.150.000 đ

7

Điều 47

Trợ cấp tử tuất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

36 tháng lương

41.400.000 đ

8

Khoản 1 Điều 48

Trợ cấp dưỡng sức tại nhà sau khi điều trị thương tật (tối đa 10 ngày)

25%/ngày

287.500 đ

9

Khoản 2 Điều 63

Trợ cấp mai táng

10 tháng lương

11.500.000 đ

10

Khoản 1 Điều 65

Trợ cấp tuất hằng tháng
- Điều kiện hưởng (chỉ cần đáp ứng một trong các điều kiện sau):
+ Có thời gian đóng BHXH 15 năm
+ Đang hưởng lương hưu
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động với mức suy giảm từ 61% trở lên

50%/tháng

575.000 đ

 

3. Lương tối thiểu 2013 tăng kéo theo tăng mức hưởng BHYT

 Luật BHYT số 25/2008/QH12 không quy định tỷ lệ hưởng BHYT trong một số trường hợp cụ thể. Thay vào đó, các mức hưởng này được Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định 62/2009/NĐ-CP và cũng căn cứ theo mức lương tối thiểu chung. Căn cứ theo mức lương mới 1.150.000 đ/tháng của Nghị định 66/2013/NĐ-CP thì các mức trợ cấp này sẽ được xác định như sau:

STT

NĐ 62/2009/NĐ-CP

Loại chi phí

Tỷ lệ hưởng

Số tiền hưởng

1

Điểm c, Khoản 1 Điều 7
(xem thêm Công văn số 1800/BHXH-CSYT ngày 15/5/2012)

Mức miễn phí hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh

15%/lần

172.500 đ

2

Điểm c, Khoản 1 Điều 7
(xem thêm Công văn số 1800/BHXH-CSYT ngày 15/5/2012 )

Chi phí tối đa cho dịch vụ y tế kỹ thuận cao hoặc điều trị với chi phí lớn

40 tháng lương

46.000.000 đ

 

4. Lươngh tối thiểu chung 2013 tăng kéo theo tăng mức bồi thường tổn thất tinh thần

 Một số loại tổn thất tinh thần cũng được ngành Tòa án căn cứ theo mức lương tối thiểu chung để xác định mức bồi thường tối đa trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được. Nếu căn cứ theo mức lương mới 1.150.000 đ/tháng của Nghị định 66/2013/NĐ-CP và các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các giao dịch dân sự tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì các mức bồi thường tổn thất tinh thần kể từ thời điểm 1/5/2012 sẽ tăng như sau:

STT

NQ 03/2006/NQ-HĐTP

Loại bồi thường

Mức tối đa

Mức bồi thường

1

Điểm c, Khoản 1.5 Mục II

Bồi thường tổn thất tinh thần cho người bị xâm phạm sức khỏe

30 tháng lương

34.500.000 đ

2

Điểm d, Khoản 2.4 Mục II

Bồi thường tổn thất tinh thần do tính mạng bị xâm phạm (tức gây ra cái chết cho người khác)

60 tháng lương

69.000.000 đ

3

Điểm c, Khoản 3.3 Mục II

Bồi thường tổn thất tinh thần cho người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm

10 tháng lương

11.500.000 đ

 

5. Lương tối thiểu 2013 tăng kéo theo tăng số tiền xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy (Điều 240, Bộ Luật dân sự 2005)

 Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:

 a. Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

 b. Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hoá, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

6. Lương tối thiểu 2013 tăng kéo theo tăng số tiền xác lập quyền sở hữu đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên (Điều 241, Bộ luật dân sự 2005)

 a. Người nhặt được vật do người khác đánh rơi hoặc bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại vật cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

 Uỷ ban nhân dân hoặc công an cơ sở đã nhận vật phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

 b. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.

 c. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

7. Lương tối thiểu 2013 tăng kéo theo tăng định mức tiền ăn ca

 Mặc dù không có quy định bắt buộc về việc định mức tiền ăn ca sẽ phải tăng theo lương tối thiểu, tuy nhiên, khoản tiền này đã tăng tương ứng theo các thời điểm tăng lương tối thiểu như sau:

Lần

Thời điểm

Thông tư của Bộ Lao động TBXH

Định mức tiền ăn ca/tháng

1

trước 01/05/2009

22/2008/TT-BLĐTBXH

450.000 đ

2

từ 01/05/2009 - 30/04/2011

10/2009/TT-BLĐTBXH

550.000 đ

3

từ 01/05/2011 - 30/04/2012

12/2011/TT-BLĐTBXH

620.000 đ

4

từ 01/05/2012

10/2012/TT-BLĐTBXH

680.000 đ

 Theo Công văn số 1942/TCT-CS ngày 8/6/2011 của Tổng cục Thuế thì định mức tiền ăn ca được áp dụng để tính vào chi phí hợp lý và miễn cộng vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Phần vượt định mức nêu trên vừa không được hạch toán vào chi phí, vừa phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Lawyervn.net

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload