Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam hiệu lực từ ngày 15 tháng 01 năm 2020

Ngày đăng: 10-11-2020

1,852 lượt xem

Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

WTO cho phép các thành viên áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất trong nước của mình  khỏi các hành vi không công bằng như bán phá giá và trợ cấp, hoặc để đối phó với sự gia tăng đột ngột của hàng hóa nước ngoài.

Trước khi ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức, Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam có trách nhiệm công khai quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương và trang thông tin điện tử của Cơ quan điều tra.

1. Phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam xem xét miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, biện pháp phòng vệ thương mại chính thức đối với một số hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa trong nước không sản xuất được;

b) Hàng hóa có đặc điểm khác biệt với hàng hóa sản xuất trong nước mà hàng hóa sản xuất trong nước đó không thể thay thế được;

c) Hàng hóa là sản phẩm đặc biệt của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;

d) Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không được bán trên thị trường trong nước trong cùng điều kiện thông thường;

e) Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước;

f) Hàng hóa nhập khẩu nằm trong tổng lượng đề nghị miễn trừ quy định từ khoản a đến khoản e Điều này phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển và các mục đích phi thương mại khác.

2. Thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam.

a. Đối với trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, thời hạn miễn trừ không vượt quá thời hạn áp dụng của biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời đó.

b. Đối với trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức, Cơ quan điều tra Việt nam xem xét thời hạn miễn trừ không vượt quá 18 tháng tính từ ngày quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó hoặc đến ngày 31 tháng 12 của năm tiếp theo.

c. Đối với trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam đình kỳ tháng 3 và tháng 9 hàng năm, Cơ quan điều tra Việt Nam xem xét thời hạn miễn trừ không vượt quá 18 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ hoặc tính từ ngày Quyết định miễn trừ được ban hành.

d. Đối với các hồ sơ đề nghị miễn trừ bổ sung được Cơ quan điều tra tiếp nhận, thời hạn miễn trừ bổ sung được tính theo hiệu lực của quyết định miễn trừ ban đầu.

3. Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam

Đối tượng đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam bao gồm:

a. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

b. Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để sản xuất;

c. Các tổ chức, cá nhân khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân được được bảo hộ thương mại thì không được xem xét miễn trừ bảo hộ thương mại.  

Nguồn: Thông tư số: 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương Việt Nam quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt nam.

Công ty Luật TNHH Lawyer Việt Nam

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload