Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần và toàn phần ở Việt Nam

Áp dụng thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần và toàn phần như thế nào ở Việt Nam?

Ngày đăng: 26-11-2023

2,043 lượt xem

Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần và toàn phần ở Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần và toàn phần ở Việt Nam

 

1. Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần ở Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần  là phương pháp tính thuế TNCN mà trong đó mức thuế phải nộp được tăng dần đều theo từng bậc thuế.
Lũy tiến trong bậc thuế chính là mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao (thuế suất thuế TNCN tăng từ 5% đến 35%).
Biểu thuế thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần có 7 bậc, từ 5% đến 35%, cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế /tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Đối với phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương tiền công và thu nhập từ kinh doanh quy định tại Điều 21 và Điều 22 Luật thuế thu nhập cá nhân, cụ thể:

Điều 22. Biểu thuế lũy tiến từng phần
1. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.
Trong đó tại khoản 1 Điều 21 quy định như sau:
Điều 21. Thu nhập tính thuế
1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
Việc áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần còn đảm bảo điều kiện là cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013 và có thu nhập từ 9.000.000 đồng trở lên theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định 65/2013.

2. Thuế thu nhập cá nhân toàn phần

Thuế toàn phần hay biểu thuế toàn phần là phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân mà trong đó số thuế thu nhập cá nhân phải nộp được xác định bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với một mức thuế suất nhất định, không phân biệt thu nhập nhiều hay ít.
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và tiết b.3 điểm b khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, biểu thuế toàn phần áp dụng đối với các loại thu nhập tính thuế sau:

STT

Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

1

Thu nhập từ đầu tư vốn

5

2

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

5

3

Thu nhập từ trúng thưởng

10

4

Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

5

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

20

6

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

0.1

7

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2

Trong thực tế, có nhiều loại hợp đồng áp dụng đối với cá nhân, doanh nghiệp phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, cụ thể: Hợp đồng lao động dưới 3 tháng, Hợp đồng sản phẩm; Hợp đồng thời vụ dưới 12 tháng; Hợp đồng cộng tác viên; Hợp đồng đại diện bán hàng.....sẽ áp dụng khấu trừ thuế theo mức 10% khi bạn có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013


Công ty Luật TNHH Lawyer Việt Nam

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload