Giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam

Thủ thục giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam

Ngày đăng: 11-04-2014

9,736 lượt xem

Khái niệm về giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam

- Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
- Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam

Giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam

Tranh chấp lao động ở Việt Nam được giải quyết theo thủ tục như sau: 1). Thương lượng; 2).Hòa giải;  3). Phán quyết tòa án.

1. Giải quyết tranh chấp lao động bằng thương lượng ở Việt Nam: 

- Pháp luật Việt Nam tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

2. Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải ở Việt Nam.

2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam: 

- Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

2.2 Hòa giải tranh chấp lao động cá nhân ở Việt Nam:

a. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

 - Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
 - Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
 - Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
 - Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
 - Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

b-  Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

c- Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

2.3. Hoà giải tranh chấp lao động tập thể ở Việt Nam:

a. Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Mục 2.2 nêu trên. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.

b. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:
- Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
- Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

c. Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản b Mục 2.2 nêu trên  mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.

3. Giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án ở Việt Nam

a. Việc giải quyết tranh chấp lao động do tòa án giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

b. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Lawyervn.net
 

Bình luận (2)

Gửi bình luận của bạn

Captcha reload
  • Pablo Rosario Rostata (04-10-2014) Trả lời
    What is the labor law covering beyond labor contract expiry as stipulated in Article 36, when court litigation still continue up to Vietnam Supreme People”s Court? The reasons of delay were Bien Hoa and Dong Nai courts did not strictly follow the maximum 3-months resolving a labor dispute in the Civil Procedure Code. This is Illegal and Unilateral labor dispute between Zamil Steel Vietnam and Pablo Rosario Rostata, termination date October 10, 2009 up to present? Please reply with clarity in the shortest possible time. Thank you.
    • Hoang Fuc Phu (07-10-2014)
      If the Court accepted the case, but did not handle it within the time limit set by the civil procedure code, ypu can complain to the Court”s Chief Judge or Pricuracy Chairmen to clarify it.